Với tôi thì, hỗ trợ và kháng cự được sử dụng rất nhiều trong Forex. Nó đơn giản, và hữu ích

Trước khi đi sâu về vấn đề, tôi sẽ nói phần cơ bản trước.

Vậy, hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ: Đây là vùng mà khi giá đi xuống, sẽ có khả năng giá ngừng lại và đảo chiều. Nó giống như một lớp cản đẩy giá đi lên.
Kháng cự: Tương tự với hỗ trợ, khi giá đi lên, sẽ có vùng làm giá ngừng lại và đảo chiều xuống.

Tại sao chúng ta phải học về hỗ trợ, kháng cự? 

Có ba lý do chính:

  • Để tìm ra điểm đặt lệnh và đóng lệnh hợp lý.
  • Xác định được khi nào thị trường đi ngang.
  • Hỗ trợ thêm cho các chỉ báo khác.

Cách cơ bản để xác định hỗ trợ, kháng cự.

Cách 1: Mô hình chữ V​


Mô hình V hỗ trợ:

Hãy tìm mô hình chữ V ở trước đó. Kẻ một đường ngang phía dưới mô hình, ta sẽ coi đường đó là vùng hỗ trợ.
Mô hình V kháng cự:
Cũng như trên, ta tìm mô hình chữ V ngược, kẻ một đường ngang ở phía trên mô hình, ta sẽ có vùng kháng cự.

Cách 2: Đường trung bình động (Moving Average)​
Phương pháp này hiệu quả tốt khi thị trường có xu hướng. Ta sử dụng đường trung bình động như một hỗ trợ và kháng cự thứ hai. Ở đây ta sẽ dung Đường trung bình động hàm mũ ( Exponential Moving Average – EMA ) với chu kì là 21.
Hỗ trợ:
Khi đường EMA 21 này nằm ở dưới cây nến, biểu thị rằng thị trường đang đi lên.
Mỗi khi giá tiếp cận đường EMA 21, hầu hết giá sẽ đảo chiều lên hoặc nhấp nháy thử cản để xác định đổi chiều xu hướng.
Kháng cự:

Khi đường EMA 21 nằm ở trên cây nến, biểu thị rằng thị trường đang đi xuống.

READ  Vàng vẫn được hỗ trợ nhưng phe bò cần phá vỡ rào cản tổng thể để tiếp tục
Khi giá tiếp cận đường trung bình, hầu hết giá sẽ đảo chiều xuống hoặc nhấp nháy thử cản.
Tiếp theo, tôi sẽ chỉ các bạn tận dụng hỗ trợ, kháng cự khi giá đang gần tiếp cận hai vùng này. Chúng ta cũng sẽ có hai phương pháp:


Phương pháp 1: Sử dụng Stochastic Oscillator​

Điều kiện:
  • Giá phải tiếp cân vùng hỗ trợ.
  • Hai đường Stochastic phải cắt nhau.
Đối với lệnh mua
Khi giá gần tiếp cận đường hỗ trợ và hai đường Stochastic cắt nhau, chứng tỏ giá có thể đi lên.

Đối với lệnh bán:


Phương pháp 2: Dựa vào Mô hình nến​


Có rất nhiều mô hình nến có thể hỗ trợ cho các bạn, hiện tại tôi sẽ giới thiệu cho các bạn hai dạng mô hình nến thông dụng và hiệu quả có thể sử dụng trong phương pháp này. Hoặc giả dụ các bạn biết các dạng mô hình nến khác, hợp với phương pháp, bạn cứ sử dụng không sao hết.

Mô hình nến Pin Bar (Pin Bar Pattern)
Mô hình nến nhấn chìm (Engulfing Pattern)​
Đối với lệnh mua

Điều kiện:

  • Giá gần tiếp cận vùng hỗ trợ.
  • Có mô hình nến báo hiệu giá đảo chiều lên.
Khi giá gần tiếp với đường hỗ trợ mà bạn vạch ra từ trước, trong lúc đó bạn lại nhận thấy mô hình nến (như hình trên là mô hình nến nhấn chìm) biểu thị giá sẽ đảo chiều lên. Như vậy, khả năng giá đi lên là rất cao!


Hoặc khi giá tiếp cận đường EMA 21, đường này đóng vai trò như đường hỗ trợ thứ hai, ngay đó bạn nhận ra có mô hình nến báo hiệu giá sẽ đi lên (như hình trên là mô hình Pin Bar), hãy đặt Buy ngay!


Đối với lệnh bán
Điều kiện:

  • Giá tiếp cận vùng kháng cự.
  • Có mô hình nến báo hiệu đảo chiều xuống.
Khi giá tiếp cận đến vùng kháng cự, và bạn thấy xuất hiện mô hình nến báo hiệu đảo chiều xuống, đó chính là thời điểm đặt lệnh Sell.

EMA 21 đóng vai trò kháng cự và Mô hình nến nhấn chìm.

Đường kháng cự vạch ra từ mô hình V và mô hình Pin Bar.

Tóm lại, hỗ trợ và kháng cự giúp ta xác định thời điểm giá đổi chiều, cũng như thời điểm đặt lệnh đẹp nhất. Ngoài ra, còn rất nhiều dạng mô hình nến khác nhau, hỗ trợ chúng ta biết hướng đi của giá. Tôi sẽ đề cập cho các bạn ở những bài sau.fxbovn


READ  Xu hướng tăng dầu bị phá vỡ, mục tiêu gấu tiềm năng ở mức $ 60-80

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968714338
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon