NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH  – TUẦN 10 – 2024 (04/3-08/3]

Trong tuần này, giá vàng quốc tế đã tăng khá mạnh từ mức 2.024 USD/oz lên mức 2.088 USD/oz và đóng cửa ở mức 2.083 USD/oz.
Sở dĩ giá vàng tăng khá mạnh trong tuần này do chỉ số lạm phát của Mỹ chỉ tăng nhẹ như dự kiến và chủ yếu do yếu tố mùa vụ nên đà tăng sẽ không kéo dài, khiến thị trường kỳ vọng FED sẽ sớm cắt giảm lãi suất.
Trong tuần tới có 2 yếu tố có thể cũng sẽ tác động mạnh đến giá vàng tuần tới, đó là phiên điều trần kéo dài 2 ngày (thứ Tư và thứ Năm tuần tới) của Chủ tịch FED Jerome Powell trước Quốc hội và báo cáo việc làm phi nông nghiệp (NFP) tháng 2 của Mỹ được công bố vào thứ Sáu tuần tới.
Theo dự báo, NFP tháng 2 của Mỹ sẽ chỉ đạt 190.000 việc làm, so với kỳ trước 353.000 việc làm, sở dĩ báo cáo NFP tháng 2 giảm mạnh so với kỳ trước do lãi suất cao khiến các doanh nghiệp chưa dám mở rộng sản xuất, kinh doanh, thậm chí thu hẹp hoạt động để chờ FED nới lỏng tiền tệ.
Nếu dự báo này là xác thực, thì sẽ tác động tiêu cực đến USD và FED sẽ phải xem xét cắt giảm lãi suất sớm hơn để hỗ trợ thị trường lao động nói riêng và kinh tế Mỹ nói chung. Điều này sẽ đẩy giá vàng tuần tới tăng cao hơn nữa. Ngược lại, nếu NFP tăng cao hơn dự kiến, đặc biệt cao hơn kỳ trước, thì FED có thể sẽ tiếp tục lùi thời điểm cắt giảm lãi suất, tác động tiêu cực đến giá vàng tuần tới.
Về mặt kĩ thuật, ở biểu đồ ptkt H4 có thể thấy giá vàng bứt phá đường trendline và bật tăng lên sát mốc kháng cự 2088, trong tuần tới khả năng giá vàng duy trì thêm nhịp tăng nữa lên quanh mốc cản tròn 2100, trước khi giảm điều chỉnh về test lại trendline quanh ngưỡng 2045.
Kế hoạch giao dịch cho tuần tới trước mắt sẽ xem xét canh bán quanh 2100, canh mua quanh 2045, chấp nhận dừng lỗ 5 giá cho mỗi chiến lược.
Xem chi tiết tại đây:

READ  Đánh giá và triển vọng kỹ thuật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968714338
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon